Tài nguyên mới
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 6
Hôm nay : 3
Năm 2024 : 5.392
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI VIẾT VỀ TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO TIÊU BIỂU, VƯỢT KHÓ, TẬN TỤY HY SINH, HẾT LÒNG CỐNG HIẾN CHO SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI”

 

 

Gắn liền với việc lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày “Nhà giáo Việt Nam 20 - 11” và hưởng ứng phong trào thi đua viết về tấm gương nhà giáo tiêu biểu, vượt khó, hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người; Bản thân tôi xin được chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu đã từng công tác trong trường chúng tôi, với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi vượt khó vươn lên trong công việc, giàu lòng nhân ái của một giáo viên đã nhiều năm cống hiến trong nghề chăm sóc nuôi dạy trẻ.

BÀI VIẾT

VIẾT VỀ TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO TIÊU BIỂU, VƯỢT KHÓ, TẬN TỤY HY SINH, HẾT LÒNG CỐNG HIẾN CHO SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI”

 

 

Gắn liền với việc lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày “Nhà giáo Việt Nam 20 - 11” và hưởng ứng phong trào thi đua viết về tấm gương nhà giáo tiêu biểu, vượt khó, hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người; Bản thân tôi xin được chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu đã từng công tác trong trường chúng tôi, với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi vượt khó vươn lên trong công việc, giàu lòng nhân ái của một giáo viên đã nhiều năm cống hiến trong nghề chăm sóc nuôi dạy trẻ.

Đúng như lời  Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

                                                  Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Ôi cô giáo mầm non như mẹ hiền, muốn làm được điều đó thì trước hết phải yêu trẻ.  Bởi chăm con nhỏ là cả một quá trình tẩm mẫn mà điều đó không phải ai cũng có thể làm được các con nhỏ vắng bống mẹ cha là hay quấy khóc, nên người phải bền bỉ, chịu khó và có tình thương mới nuôi dạy được. Ta phải luôn nghĩ dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tươi tốt thì sau này cây lớn lên sẽ tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Hay nói cách khác muốn xây dựng được một công trình vững chắc thì phải có được nền móng thật vững chắc.

Như vậy đã xác định được tầm quan trọng của việc nuôi dạy trẻ. Cô giáo Trần Thị Xuyến là một trong những giáo viên tiêu biểu của trường mầm non Sơn Trường; huyện Hương Sơn; tỉnh Hà Tĩnh với nụ cười tươi, ánh mắt trìu mến lúc nào cũng hiện rõ trên khuôn mặt của cô giáo đã từng có 38 năm cống hiến cho bậc học mầm non. Trong  gần 38 năm qua cô đã có 10 năm hăng say phong trào làm công tác công đoàn trường, là một giáo viên, kiêm chủ tịch công đoàn trường và nhiều năm làm tổ trưởng tổ chuyên môn với thời điểm ấy hoàn cảnh lại khó khăn: Chồng làm nông nghiệp, hai vợ chồng cô còn phải nuôi 3 con học đại học và mẹ già đau yếu quanh năm, nhưng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ cô vẫn luôn luôn hết lòng tận tụy với công việc, luôn yêu thương quan tâm chăm sóc các con ở trường như con đẻ của mình, sống giản dị luôn hòa đồng với mọi người nên được đồng nghiệp kính trọng, các con trong trường quấn quýt mến yêu và các phụ huynh luôn tin tưởng. Đúng cô xứng đáng là một tấm gương tốt một cô giáo mẫu mực đẻ đồng nghiệp noi theo;

Cô giáo Trần Thị Xuyến: Tấm gương nhà giáo, vượt khó, tận tụy hy sinh, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

Trong phong trào học tập và làm theo lời Bác, thực hiện phương châm “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”  trong đó cô giáo Trần Thị Xuyến giáo viên trường Mầm non Sơn Trường; huyện Hương Sơn; tĩnh Hà Tĩnh  mang cả tấm lòng nhiệt huyết của mình không quản ngại khó khăn vất vả gian lao trên chiệc xe đạp trèo đèo vượt khó qua những chặng đường gồ ghề đến lớp đóng trên từng thôn xóm để  truyền chữ cho các con nhỏ, khi ấy mức phụ cấp của cô chỉ được nhận từng kg lúa/ tháng nhưng vẫn hết mình nhiệt huyết với cô giáo mầm non năm tháng đeo đuổi sự nghiệp đến năm 2011 trường chuyển sang công lập khi đó mới thật sự cảm xúc dưng dưng dòng lệ của tuổi thanh xuân lần đầu được nhận lương giáo viên mầm non. Tâm sự trong tôi và cùng bao cán bộ giáo viên mầm non khác, Cô giáo Trần Thị Xuyến là một tấm gương điển hình làm theo lời Bác, luôn gương mẫu trong mọi công việc được đồng nghiệp, học sinh tin yêu và nhân dân quý mến.

Sau khi tốt nghiệp trường PTTH năm1980, cô giáo Trần Thị Xuyến xin vào công tác tại trường Mầm non Sơn Trường; huyện Hương Sơn; tỉnh Hà Tĩnh cho đến tháng 7 năm 2018 cả một thời gian trong công tác tại trường bản thân cô luôn chịu khó tìm tòi học hỏi chuyên môn để có phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất mà không dừng lại ở đó để có được bằng cấp và có những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ vững vàng hơn, cô đã xin nhà trường tạo điều kiện về thời gian để theo học các lớp vừa học vừa làm. Đến năm 1995 cô đã tham gia lớp học trung cấp tại chức mở tại TTGDTX huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 1997 cô đã tốt nghiệp trường Trung cấp sư phạm Mầm non.

Công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non vất vả lắm, dẫu biết rằng điều này cả xã hội đều công nhận, những năm trước còn là trường dân lập chưa được hưởng lương biên chế của nhà nước, chỉ hưởng đồng lương từ nguồn thu của cha mẹ trẻ, hộ trợ của hợp tác xã ( Nay gọi là UBND xã) với đồng lương ít ỏi nhưng cô không hề nản lòng trước mọi khó khăn, mà ngược lại cô luôn là giáo viên hết sức tận tụy, chịu khó, tự học tập, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp để tích lũy kiến thức chuyên môn cho bản thân. Trong công việc cô luôn gương mẫu, yêu nghề, mến trẻ, hăng say, nhiệt tình, tích cực tham gia mọi phong trào hoạt động chung của trường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn là một giáo viên phụ trách lớp giỏi và là giáo viên dạy giỏi của trường, của huyện. Từ những kết quả trên và những kiến thức tích lũy được cô đã vận dụng vào công tác chăm sóc và giáo dục các con trẻ ở trường, khiến cho các con thích đến lớp say mê học tập tỷ lệ học sinh của lớp cô phụ trách luôn đạt và vượt chỉ tiêu nhà trường giao, còn đối với các con suy dinh dưỡng nặng có nhận thức chậm, nhiều kỹ năng yếu thì cô tìm biện pháp, giải pháp, hình thức tốt nhất để giúp các con như: Dành thời gian trò chuyện vui vẻ với các con để trẻ mạnh dạn hơn, phân công bạn giỏi chơi kèm bạn yếu, tổ chức hình thức đôi bạn cùng tiến và các hình thức khen ngợi động viên trẻ kịp thời, đến bận ăn của trẻ cô dành thời gian chăm sóc, bón cho các con ăn và phối hợp với cha mẹ trẻ có chế độ ăn riêng, ăn hợp lý để trẻ vượt khỏi suy dinh dưỡng. Ngoài ra cô còn tích cực làm nhiều đồ dùng đồ chơi bền đẹp để cho trẻ học tập và vui chơi và đã có nhiều đồ chơi được tham dự cấp trường, cấp huyện đạt kết quả tốt, thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động để trẻ hứng thú học tập. Nhờ đó, mà kết quả học tập của lớp cô ngày một tiến bộ Và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cũng được tăng lên nhiều năm học liền làm chủ tịch công đoàn trường, tổ trưởng chuyên môn đều được nhà trường ghi nhận tổ chuyên môn giỏi, công đoàn vững mạnh không dừng lại đó mà cô còn nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường

Điều mà đáng ghi nhận ở cô giáo Trần Thị Xuyến đó là ý chí luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn của gia đình, dù ở vai trò, nhiệm vụ nào cô cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm, cái tình và lòng nhân ái nhiệt huyết. Gần 38 năm làm người mẹ thứ 2 của con các trẻ  cô đã không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo các loại tài liệu, sách báo để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Trong công tác cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường, tổ chuyên môn và ứng dụng nhạy bén những thành quả từ những năm học trước để xây dựng cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể.  Cô đã từng chủ động tham mưu và cùng Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành Công đoàn, đoàn thanh niên cũng như đội ngũ giáo viên đứng lớp làm nên sự thành công của phong trào giáo dục của ngành, nhà trường. Đặc biệt, cô đã lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, để giáo dục phong cách, đạo đức, giúp các cháu hình thành được nhiều nhân cách tốt cho cuộc sống hiện tại và cuộc sống sau này.

Bên cạnh đó cô lắng nghe các ý kiến, góp ý từ các đồng nghiệp, mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến thiết thực, phát động phong trào, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh. Đặc biệt, phát động việc học tập và làm theo lời Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và sửa đổi lề lối làm việc, không chạy theo bệnh thành tích, học thật, đánh giá các con trẻ công bằng, khách quan. Phát động phong trào học tập, nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu lẫn nhau trong tập thể giáo viên, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Chính sự nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia kinh nghiệm, cô được đồng nghiệp yêu thương, học sinh quý mến.

Có thể nói, với lòng tận tâm trong sự nghiệp “trồng người” cô giáo Trần Thị Xuyến đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà, thầm lặng trong chính trị truyền chữ cô đã từng chèo lái bao chuyến đò đi qua nay những chuyến đò ấy đã có cả chiến sỹ, kỷ sư, và cả những giáo viên ưu tú cho quê hương. Cung bực năm tháng hòa cùng tời gian trôi đi cho đến này giây phút về nghĩ chế độ cô Trần Thị Xuyến cũng chỉ được nhận lại cho bản thân mức lương ít ỏi của nhà nước chi trả cho cô với số tiền chỉ 1.588.000đ/1 tháng dẫu biết thế thôi nhưng lòng cô vẫn còn trĩu nặng với sự nghiệp bao năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục mầm non mà không lời ca thàn về sự hi sinh và nhận lại, Tập thể Cán bộ, giáo viên chúng tôi biết với số thời gian cống hiến và số lương mà cô nhận lại khi cô về nghỉ chế độ như thế là rất khó khăn cho bản thân cô và gia đình, chị em chúng tôi thương lắm nhưng cũng chỉ biết động viên và chia sẽ với cô bằng tình thương và tinh thần mà thôi. Cô thật xứng đáng là một giáo viên tiêu biểu trong ngành và là tấm gương sáng để các giáo viên và các con trẻ trong mầm non học tập và noi theo. /.


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nội dung đang được cập nhật.
Nội dung đang được cập nhật.